• Phong thủy nội thất: #2 Chất liệu

    Các loại chất liệu chúng ta dùng xung quanh sẽ tác động lên chúng ta theo một cách cụ thể, sự tác động có thể được hình dung qua cảm giác khi ta chạm vào chúng hay qua một hình thể đặc thù. Tương tự như mọi điều khác, thuật phong thủy cũng gán cho các vật liệu tính chất của ngũ hành nên chúng sẽ ảnh hưởng đến khí của khu vực nhà đang sống, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của chúng ta.

    Phong thủy nội thất: Chất liệu và sức khỏe

    Sự lựa chọn chất liệu của chúng ta trong các vật dụng trang trí, đồ đạc sử dụng trong nhà và các chất tẩy rửa có thể tác động đến tình trạng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

    Nhiều thành phần trong sản phẩm mà chúng ta chọn sau quá trình sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chẳng hạn như là nguyên nhân gây nên các chứng dị ứng.

    Và thông qua nhiều cuộc khảo sát, các nhà nghiên cứu đã cho ra được kết quả rằng một số loại cây có tác dụng hút các chất gây hại cho bầu khí quyển.

    Vì lý do này, mà khuyến khích chúng ta nên đặt các chậu cây bên trong nhà của mình để mang lại nhiều tác dụng tốt đẹp khác.

    Một số loại cây có tác dụng làm sạch không khí được chúng tôi liệt kê mà bạn có thể tham khảo như sau:

    • Trầu bà – Rhapis exelsa

    • Cây Anthurium – Anthurium andracamun

    • Cây cao su – Ficus robusta
    • Chuối lùn – Musa cavendishii
    • Peace lily – Spathiphyllum

    • Thường xuân – Hedera helix

    • Heart leaf – Philodendron

    • Khổ sâm – Codiaeum variegatum pictum
    • Kalanchoe – Kalanchoe blossfeldiana
    • Golden pothos – Pipremnum aureum ficus alii
    • Dương xỉ Boston – Nephrolepis exaltata

    Vật liệu và ngũ hành

    Vật liệu cùng với màu sắc và hình dáng của chúng có thể được sử dụng để phát triển, làm hao mòn hay củng cố năng lượng của một khu vực tùy theo sự sinh khắc của ngũ hành.

    Gỗ

    Gỗ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết các ngôi nhà. Độ cứng của gỗ có thể tạo thành bộ khung nâng đỡ toàn bộ cấu trúc ngôi nhà và, ngoài ra, các sớ gỗ còn gợi lên hình ảnh của sự lưu chảy và chuyển động.

    Các loại gỗ được đánh nhẵn giúp dẫn khí lưu chuyển nhanh thì mặt gỗ thông có tác dụng hút khí.

    Dùng gỗ để lát sàn nhà được xem là việc làm lý tưởng, vì sàn nhà bằng gỗ dễ lau chùi, không tích bụi. Tuy nhiên ngược lại thì cũng có thể trở thành nơi trú ẩn của các loại bọ, những tác nhân gây dị ứng.

    Tre, mây, cây liễu gai

    Những vật liệu tự nhiên này thuộc hành Mộc. Ngược với tính dương của gỗ có thể đánh bóng loáng, tre, mây, cây liễu gai sẽ mang tính âm và do vậy làm giảm tốc độ lưu chuyển của khí.

    Chiếu hoặc thảm chùi bằng xơ dừa, sợi xidan, cỏ biển, cói

    Các vật liệu này được ưa chuộng vì chúng là sản phẩm tự nhiên. Những tấm phủ sàn làm từ những vật liệu này rất phổ biến, nhưng có nhược điểm là khó để làm sạch, đòi hỏi người sử dụng phải chịu khó làm sạch bụi bẩn thường xuyên.

    Vải

    chất liệu vải

    Vải có thể là từ các chất liệu tự nhiên hay nhân tạo, chẳng hạn như cotton hay lanh – những nguyên liệu thuộc hành Mộc. Với sợi vải tự nhiên, nếu không dùng hóa chất để xử lý, mục đích ngăn không cho bắt lửa và bám bẩn thì chúng thường được ưa chuộng hơn vải nhân tạo vì sợi nhân tạo gây ra hiện tượng tĩnh và làm suy giảm các ion âm có ích trong nhà. Khi trở nên xỉn màu hoặc dơ bẩn, vải có thể tích tụ và tù hãm khí.

    Thủy tinh/kính

    chất liệu kính, thủy tinh

    Thủy tinh thường được xếp vào hành Kim và có chung một vài tính chất của hành này. Đặc biệt thủy tinh có chiều sâu và ánh sáng phản chiếu trên đó lại gợi nhắc đến những mẫu vật hình dạng loang loáng như nước ( hành Thủy). Cát là nguyên liệu chế ra thủy tinh nên đôi khi thủy tinh cũng được kể là thuộc hành Thổ. Tùy vào tính chất năng lượng của từng loại vật dụng thủy tinh và công dụng của nó mà ta xếp nó vào hành nào.

    Đất sét và đồ gốm

    Hai loại vật liệu liên quan với nhau này thuộc hành Thổ. Chúng có thể mang tính âm hoặc tính dương tùy theo bề mặt của chúng có phản chiếu ánh sáng hay không. Những vật bằng sứ có bề mặt nhẵn bóng, như chén dĩa, lọ hoa có nhiều tính dương và chuyển khí đi nhanh.

    Đá và đá hoa cương

    Sàn nhà và tường làm bằng đá sẽ được xếp vào hành Thổ. Chúng nghiêng về âm tính vì bề mặt của chúng không phản quang và các hoa văn tự nhiên của chúng khiến chúng có chiều sâu. Sàn nhà bằng đá thì vững chắc và đặc biệt có ít khi ốp chúng trong phòng bếp. Ngoài ra các hoa văn tự nhiên trên đá hoa cương cũng làm chúng ta liên tưởng đến dòng chảy của hành Thủy.

    Xem thêm:

    17 Lượt xem

    Viết bài mới

    Các loại chất liệu chúng ta dùng xung quanh sẽ tác động lên chúng ta theo một cách cụ thể, sự tác động có thể được hình dung qua cảm giác khi ta chạm vào chúng hay qua một hình thể đặc thù. Tương tự như mọi điều khác, thuật phong thủy cũng gán cho các vật liệu tính chất của ngũ hành nên chúng sẽ ảnh hưởng đến khí của khu vực nhà đang sống, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của chúng ta.

    Phong thủy nội thất: Chất liệu và sức khỏe

    Sự lựa chọn chất liệu của chúng ta trong các vật dụng trang trí, đồ đạc sử dụng trong nhà và các chất tẩy rửa có thể tác động đến tình trạng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

    Nhiều thành phần trong sản phẩm mà chúng ta chọn sau quá trình sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chẳng hạn như là nguyên nhân gây nên các chứng dị ứng.

    Và thông qua nhiều cuộc khảo sát, các nhà nghiên cứu đã cho ra được kết quả rằng một số loại cây có tác dụng hút các chất gây hại cho bầu khí quyển.

    Vì lý do này, mà khuyến khích chúng ta nên đặt các chậu cây bên trong nhà của mình để mang lại nhiều tác dụng tốt đẹp khác.

    Một số loại cây có tác dụng làm sạch không khí được chúng tôi liệt kê mà bạn có thể tham khảo như sau:

    • Trầu bà – Rhapis exelsa

    • Cây Anthurium – Anthurium andracamun

    • Cây cao su – Ficus robusta
    • Chuối lùn – Musa cavendishii
    • Peace lily – Spathiphyllum

    • Thường xuân – Hedera helix

    • Heart leaf – Philodendron

    • Khổ sâm – Codiaeum variegatum pictum
    • Kalanchoe – Kalanchoe blossfeldiana
    • Golden pothos – Pipremnum aureum ficus alii
    • Dương xỉ Boston – Nephrolepis exaltata

    Vật liệu và ngũ hành

    Vật liệu cùng với màu sắc và hình dáng của chúng có thể được sử dụng để phát triển, làm hao mòn hay củng cố năng lượng của một khu vực tùy theo sự sinh khắc của ngũ hành.

    Gỗ

    Gỗ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết các ngôi nhà. Độ cứng của gỗ có thể tạo thành bộ khung nâng đỡ toàn bộ cấu trúc ngôi nhà và, ngoài ra, các sớ gỗ còn gợi lên hình ảnh của sự lưu chảy và chuyển động.

    Các loại gỗ được đánh nhẵn giúp dẫn khí lưu chuyển nhanh thì mặt gỗ thông có tác dụng hút khí.

    Dùng gỗ để lát sàn nhà được xem là việc làm lý tưởng, vì sàn nhà bằng gỗ dễ lau chùi, không tích bụi. Tuy nhiên ngược lại thì cũng có thể trở thành nơi trú ẩn của các loại bọ, những tác nhân gây dị ứng.

    Tre, mây, cây liễu gai

    Những vật liệu tự nhiên này thuộc hành Mộc. Ngược với tính dương của gỗ có thể đánh bóng loáng, tre, mây, cây liễu gai sẽ mang tính âm và do vậy làm giảm tốc độ lưu chuyển của khí.

    Chiếu hoặc thảm chùi bằng xơ dừa, sợi xidan, cỏ biển, cói

    Các vật liệu này được ưa chuộng vì chúng là sản phẩm tự nhiên. Những tấm phủ sàn làm từ những vật liệu này rất phổ biến, nhưng có nhược điểm là khó để làm sạch, đòi hỏi người sử dụng phải chịu khó làm sạch bụi bẩn thường xuyên.

    Vải

    chất liệu vải

    Vải có thể là từ các chất liệu tự nhiên hay nhân tạo, chẳng hạn như cotton hay lanh – những nguyên liệu thuộc hành Mộc. Với sợi vải tự nhiên, nếu không dùng hóa chất để xử lý, mục đích ngăn không cho bắt lửa và bám bẩn thì chúng thường được ưa chuộng hơn vải nhân tạo vì sợi nhân tạo gây ra hiện tượng tĩnh và làm suy giảm các ion âm có ích trong nhà. Khi trở nên xỉn màu hoặc dơ bẩn, vải có thể tích tụ và tù hãm khí.

    Thủy tinh/kính

    chất liệu kính, thủy tinh

    Thủy tinh thường được xếp vào hành Kim và có chung một vài tính chất của hành này. Đặc biệt thủy tinh có chiều sâu và ánh sáng phản chiếu trên đó lại gợi nhắc đến những mẫu vật hình dạng loang loáng như nước ( hành Thủy). Cát là nguyên liệu chế ra thủy tinh nên đôi khi thủy tinh cũng được kể là thuộc hành Thổ. Tùy vào tính chất năng lượng của từng loại vật dụng thủy tinh và công dụng của nó mà ta xếp nó vào hành nào.

    Đất sét và đồ gốm

    Hai loại vật liệu liên quan với nhau này thuộc hành Thổ. Chúng có thể mang tính âm hoặc tính dương tùy theo bề mặt của chúng có phản chiếu ánh sáng hay không. Những vật bằng sứ có bề mặt nhẵn bóng, như chén dĩa, lọ hoa có nhiều tính dương và chuyển khí đi nhanh.

    Đá và đá hoa cương

    Sàn nhà và tường làm bằng đá sẽ được xếp vào hành Thổ. Chúng nghiêng về âm tính vì bề mặt của chúng không phản quang và các hoa văn tự nhiên của chúng khiến chúng có chiều sâu. Sàn nhà bằng đá thì vững chắc và đặc biệt có ít khi ốp chúng trong phòng bếp. Ngoài ra các hoa văn tự nhiên trên đá hoa cương cũng làm chúng ta liên tưởng đến dòng chảy của hành Thủy.

    Xem thêm:

    Liên hệ quảng cáo